Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

Chúng ta học được điều gì ở Bill Gates (phần 2)

NĂNG LỰC HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC

Bill Gates  là người có tầm nhìn xa:

Năm 1975,nhận thức được vai trò quan trọng của máy tính đối với cá nhân cũng như hộ gia đình trong tương lai,Gates cùng Allen bắt đầu viết phần mềm máy tính.

Ngay từ đầu,ông đã xác định tạo ra một sản phẩm cao cấp trong khi những công ty khác lại tập trung vào khâu phân phối và tạo lập các mối quan hệ quảng cáo độc quyền để mang dịch vụ của họ tới tay người tiêu dùng.

Mở mặt trận "mạng hoá toàn cầu"

Đổi mới tư duy kinh doanh , chính sách "sản phẩm hướng người dùng" là trọng tâm:
  • BASIC
  • MS-DOS
  • Windows và các phần mềm giao diện đồ họa
  • Bộ công cụ lập trình cho Windows

Tấn công vào lãnh địa Multimedia

Nâng cấp và Internet hoá các sản phẩm.

Khả năng nhanh nhạy của Bill Gates trong việc quyết định dòng sản phẩm nào sẽ tiếp tục sản xuất và dòng sản phẩm nào sẽ chấm dứt. Điều này giúp duy trì một nền văn hóa kinh doanh ổn định, nhưng vẫn linh động:

Microsoft vẫn tiếp tục cung cấp các sản phẩm hàng đầu như Windows, Word và Excel, mặc dù không phải tất cả các sản phẩm này vẫn duy trì được “phong độ”. Nếu như Microsoft ngừng sản xuất phiên bản Windows 2.0 vào thời điểm ngay sau khi Windows 3.0 ra mắt thì không biết mọi việc sẽ như thế nào.

Nhưng Microsoft cũng kiên quyết khi chấm dứt sản xuất những dòng sản phẩm kém hiệu quả. Chẳng hạn như hãng này từng tung ra một giao diện người dùng gọi là Microsoft Bob vào năm 1995 với khởi đầu đầy hứa hẹn. Đây là sản phẩm được “nhân bản hóa” với những trải nghiệm giống như một trò chơi, nhưng nó đã thất bại.

Bill Gates là người am hiểu sâu sắc về công nghệ học cùng phương pháp tổng hợp dữ liệu độc đáo của mình, ông đã thủ đắc một khả năng đặc biệt trong việc xác định các khuynh hướng trong tương lai và chỉ đạo chiến lược cho Microsoft. Điều này đã tạo nên sự ngưỡng vọng từ những người hâm mộ Microsoft và gây khiếp sợ các đối thủ cạnh tranh.

NĂNG LỰC TOÀN CẦU:

Ông thực hiện mở rộng thị trường trên toàn thế giới:

Microsoft có mặt tại hầu hết các quốc gia và, Microsoft đặt chi nhánh ở hơn 102 quốc gia (2007) và được phân loại thành 6 khu vực:
  • Bắc Mỹ.
  • Châu Mỹ Latinh.
  • Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi.
  • Nhật Bản.
  • Châu Á Thái Bình Dương.
  • Trung Quốc.

N ĂNG LỰC LÀM VIỆC NHÓM     

Một bí quyết tuyệt vời của bill gates đó là sự liên kết của các nhóm nhỏ năng động.Rõ ràng là nếu coi hiệu suất công việc là quan trọng thì nhóm làm việc nhỏ là cách tổ chức tốt nhất. Các nhóm làm việc nhỏ thường có rất nhiều sáng tạo trong công việc, đổi mới công nghệ, cải tiến để làm tăng hiệu suất chung. Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhóm dự án là hợp lý, vừa sát với công việc lại rất dễ dàng đổi mới khi cần thiết. Vì vậy, Microsoft được tổ chức như là tập hợp các nhóm làm việc nhỏ gọn. 

Công ty dành mọi ưu tiên tối đa về thời gian và nguồn lực, phương tiện cho các nhóm. Trong công ty chỉ có vài bộ phận như bộ phận làm nhiệm vụ thư tín-điện thoại, thông tin quản lý hay trung tâm quảng cáo, luật để đảm bảo sự hiện diện của công ty như một bức tranh thống nhất. Các bộ phận này được quản lý bởi một trung tâm điều hành, theo dõi sự phối hợp giữa các nhóm trong công ty mẹ. 

Công ty cũng cai quản các dự án theo nghĩa trong khi từng nhóm kiểm soát công việc của mình trong dự án thì nó cũng nằm cả trong một chiến lược lớn của công ty.

Công ty lớn nhưng hoạt động vẫn linh hoạt như một công ty nhỏ, đấy chính là một bí quyết của sự tăng trưởng nhanh chóng của Microsoft và bill gates.


Qua những gì chúng ta đã trao đổi ở trên, ta thấy rằng Bill Gates ,con người có đủ những gì cần có của môt nhà quản trị đã cống hiến và đã đem đền cho chúng ta một tượng đài vĩ đại của nhà quản trị đa tài.

Chúng ta học được điều gì ở Bill Gates (phần 1)

Bill Gates và sức lan tỏa cộng đồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét