Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Bài học Marketing từ Mattel (phần 2)

Mời các bạn theo dõi tiếp bài viết của phần 1: Bài học Marketing từ Mattel (phần 1)

Mattel thu hồi sản phẩm

Một nhà bán lẻ châu Âu phát hiện trên 1 món đồ chơi trẻ em của Mattel có sơn chứa chì. Sau đó là việc nam châm trong đồ chơi có thể rời ra và trẻ em có thể nuốt phải chúng.

Phản ứng của Mattel:

Khi vấn đề sơn có chì xảy ra, Mattel liền nhanh chóng ngừng sản xuất tại nhà thầu Trung Quốc. Công ty nhận trách nhiệm về vấn đề này nhưng đổ lỗi phần lớn cho các nhà sản xuất Trung Quốc vì sử dụng sơn có chì trong việc sản xuất do nhà thầu phụ Trung Quốc đã vi phạm các tiêu chuẩn an toàn của Mattel khi mua sơn không qua kiểm duyệt từ đối tác thứ 3.

Mattel cho thu hồi 21 triệu đồ chơi có sơn chứa chì và đồ chơi có nam châm dễ bị rời ra được sản xuất tại Trung Quốc.

Nhằm tìm hiểu nguyên nhân vụ việc ,Mattel đã bỏ ra 50.000 giờ để điều tra các nhà cung cấp và kiểm tra đồ chơi của họ.

Rút kinh nghiệm từ bê bối này, Mattel thực thi quy tắc mà nhà thầu phụ không được thuê các nhà cung cấp 2 hoặc 3 tầng trở đi.

Mattel cũng công bố một kế hoạch ba điểm về việc thắt chặt kiểm soát sản xuất , phát hiện và ngăn chặn việc sử dụng trái phép của các nhà thầu phụ, và thử nghiệm các sản phẩm riêng của mình thay vì phụ thuộc vào các nhà thầu.

Phản ứng của chính quyền Trung Quốc: cho rằng các nhà thầu Trung Quốc chỉ làm việc theo thiết kế của Mattel và các đồ chơi tuân thủ các tiêu chuẩn Mỹ tại thời điểm hiện hành.

Phản ứng của người tiêu dùng: NTD tin rằng Mattel phủ nhận tội bằng cách đổ nhiều lỗi cho phía Trung Quốc. Và Tổ chức Quốc tế Người tiêu dùng trao giải “Sản phẩm tồi” năm 2007 cho Mattel.

Nguyên nhân vấn đề :

Thứ nhất là vì sự sơ hở của Mattel trong việc cam kết và kiểm soát các nhà sản xuất của TQ về sự đảm bảo các thành phần và nguyên liệu tạo nên sản phẩm, việc mà đáng ra ngay từ đầu Mattel phải làm rõ với bên sản xuất và yêu cầu họ đảm bảo thực hiện chính xác .

Thứ 2 là do việc bán thầu cho quá nhiều nhà sản xuất khác nhau của phía nhà sản xuất TQ, họ thuê các xưởng nhỏ gia công từng công đoạn của quá trình và việc mua bán qua lại nhiều lần đồng nghĩa với quá trình tự tạo lợi nhuận của các công ty nhỏ khiến cho sự đảm bảo về chất lượng giảm dần và cuối cùng họ đã sử dụng những nguyên liệu rẻ tiền không đạt tiêu chuẩn .

Bài học kinh nghiệm:

Đối với các doanh nghiệp bán thầu hay hợp đồng sản xuất với công ty hay xưởng sản xuất khác thì việc xem xét kỹ điều kiện và yêu cầu về chất lượng và nguyên liệu cũng như quy trình chế tạo là rất quan trọng, để đảm bảo sản phẩm của công ty không vi phạm các quy định về pháp luật và làm mất uy tín công ty đối với xã hội nói chung và người tiêu dùng nói riêng.

Doanh nghiệp cử nhân viên giám sát chuyên kiểm tra nguồn nguyên vật liệu nhập vào,sản phẩm đầu ra được sản xuất tại các nhà thầu phụ.Từ đó ,doanh nghiệp có thể chủ động trong việc ngăn chặn kịp thời các sản phẩm lỗi trước khi đưa ra thị trường,giúp giảm thiểu các thiệt hại ngoài ý muốn và tăng độ tin cậy trong khách hàng khi sử dụng sản phẩm .


Tất cả những sai sót bất kỳ lý do gì làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty cần phải được giải quyết khôn khéo, tốt nhất là nhận sai sót và có biện pháp sửa sai với công chúng thay vì trốn tránh hay đùn đẩy trách nhiệm.

Mời các bạn tiếp tục theo dõi phần 3: Bài học Marketing từ Mattel (phần 3)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét