Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Con đường sự nghiệp kỹ sư công nghệ thông tin

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ làm việc tại vị trí phát triển phần mềm hoặc ứng dụng tại các công ty phần mềm, tập đoàn CNTT với các vị trí tương ứng như Lập trình viên, kỹ sư CNTT, kỹ sư kiểm thử phần mềm, Quản lý dự án phần mềm… Đây cũng là chuyên ngành có nhu cầu nguồn nhân lực cao nhất trong các khối ngành CNTT nói chung.

Một kĩ sư kỹ nghệ phần mềm nói chung, tùy theo khả năng của mình, mà người kỹ sư có thể làm ở nhiều vị trí khác nhau:  Project Manager (quản trị dự án), Technical leader (chịu trách nhiệm kĩ thuật cho dự án), Bridge Software engineer (kĩ sư cầu nối)… Lúc mới ra trường thì kỹ sư phần mềm có thể khởi nghiệp ở vị trí Developer (Lập trình viên), Tester (Kiểm thử phần mềm), QA (Đảm bảo chất lượng phần mềm)... để bắt đầu làm quen với môi trường làm việc và tích lũy kinh nghiệm.Đây là những vị trí hết sức phổ biến trong các công ty sản xuất phần mềm trong và ngoài nước.Thu nhập thì tùy thuộc vào khả năng và công việc của từng người, dao động từ 8 – 15 triệu VNĐ/ tháng.Nếu người kỹ sư càng nhiều kinh nghiệm và có năng lực tốt thì khả năng thăng tiến càng nhanh.

Cũng giống như một số ngành khác, lương ngành công nghệ phần mềm cũng tương đối kín, qua từng vị trí thì lương sẽ khác nhau.Trong cùng một cấp lương cũng rất khác nhau, đó phụ thuộc vào năng lực của từng người. Cùng một công việc nhưng chất lượng sản phẩm khác nhau thì lương sẽ khác nhau và cơ hội thăng tiến cũng khác nhau. Tất cả điều được đánh giá thông qua thái độ, phương pháp làm việc, và quan trọng là sản phẩm người đó làm ra đạt yêu cầu như thế nào. Lương khởi điểm của ngành cũng tương đối cao, và ở nhiều mức khác nhau, tùytheo năng lực của người đó. Thực tế hầu hết các nhân viên lập trình thường ko bám trụ lâu ở một công ty, mà luân chuyển qua nhiều công ty khác nhau, đó là do môi trường làm việc, cũng như các chính sách đãi ngộ, tăng lương… của mỗi công ty khác nhau.

Tùy theo quy mô của công ty mà cách tổ chức và tên gọi cũng khác nhau. Các công ty phần mềm làm ở nhiều mảng khác nhau: mảng chuyên về lập trình(developer), mảng thiết kế(designer), mảng chuyên về kiểm thử(Tester), mảng Đảm bảo chất lượng phần mềm (QA)….Ơ các bộ phận như vậy sẽ được chia thành nhiều team, các team được quản lý bởi Team leader. 

Trong một công ty sẽ thực hiện nhiều dự án khác nhau, mỗi dự án sẽ do 1 hoặc nhiều team đảm nhiệm, và quản lý các dự án là PM(project manager). Trong một công ty giám đốc có thể là Project manager hay Team leader, đó là do tính cơ động, linh hoạt đặc thù của ngành công nghệ phần mềm nói chung. Bởi thực tế thì cầu phần mềm rất nhiều, Sau một thời gian làm việc tại các công ty lớn, chuyên nghiệp, khi đã có kinh nghiệm và biết cách tìm kiếm dự án, các IT có thể tự thành lập Team, hay công ty riêng biệt.Có rất nhiều mô hình như vậy hiện nay.

Sự thăng tiến trong ngành này cũng phụ thuộc vào năng lực, nếu năng lực tốt thì thăng tiến nhanh có thể trong vòng 2-3 tháng để lên leader team, và sau đó là PM. Nhưng cơ hội cũng tương đối thấp. Vì sự cạnh tranh về chất xám là áp lực môi trường làm việc vô cùng lớn cho mỗi IT.

Sưu tầm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét